Cầu Chà Và và những danh xưng trong xã hội Sài Gòn xưa
Các bạn trẻ chắc không biết cái cầu Chà Và hồi xưa đâu ha? Có hình nè,cầu Chà Và những năm 1985 (Xem hình)
Chà Và là cái cầu đúc nối Chợ Lớn và Xóm Củi do hãng Lavelois Perret xây dựng năm 1931 bằng bê tông cốt sắt
Mé bên Bến Bình Đông, Xóm Củi có nhiều cửa hàng tơ lụa của Chà Ấn Độ bán nên cầu có tên là Chà Và
Ban sơ cầu có 2 cái vòm vuông vức,sau 1982 bị đập bỏ cái vòm,nhưng còn 4 cái trụ .Những năm 1988 tui về Sài Gòn qua đây còn thấy cầu cũ,kẹt xe kinh khủng
Năm 1993 người ta mở rộng thêm hai bên cầu mỗi bên 5 mét làm lane cho xe Honda
Năm 2012 làm đại lộ đông – tây,đập cầu Chà Và cũ xây mới như ngày nay
Ít ai biết cầu Chà Và là một đoạn kinh Vạn Kiếp tức Kinh Lấp,kinh này nối Rạch Chợ Lớn qua Kinh Tàu Hủ vào Rạch Xóm Củi ,sau con kinh này bị lấp làm đường Vạn Kiếp hai đầu cầu Chà Và
Rạch Chợ Lớn bên quận 5 sau cũng bị lấp làm đường Khổng Tử (Hải Thượng Lãn Ông)
Ngày nay đường Vạn Kiếp nằm lọt thỏm trong hai cái dốc cầu Chà Và ,một dốc mé quận 8 có Prudential ,một dốc có cái chúng cư cũ xì bên quận 5 chuyên bán ốc vít
Chà Và là gì?
Người Nam Kỳ xưa kêu “dân Chà” là gọi chung những người da nâu đen thui có xuất xứ từ Indonesia,Phi Luật Tân,Mã Lai ,Ấn Độ
Chà xuất xứ từ chữ Java tức là người Nam Dương (Indonesia)
Chà ở Sài Gòn có nhiều loại.Chà Ma ní ( Manila) làm lính đánh thuê của Pháp .Chà Ấn Độ phân ra 2 loại , Chà Bom Bay chuyên bán vải ,tơ lụa, Chà Chettys -Chà Xã Tri chuyên đổi tiền,cho vay tiền .Dân Nam Kỳ gọi là anh Bảy Chà
Chà Chettys rất giàu có,có quốc tịch Anh ,họ bắt tay với nhà cầm quyền Pháp cho công chức Việt vay,sau cho dân vay luôn.lãi suất rất cao nhưng không ai dám giựt vì tòa án sẽ rờ liền lập tức.Họ đóng đô ở khu Lê Thánh Tôn ,chợ Bến Thành và Tôn Thất
Thiệp bây giờ
Đọc truyện Hồ Biểu Chánh sẽ thấy ổng nói về Chà Chettys ví như đoạn sau:
“Người ta nói bác Thiện tiền bạc thiếu gì, bác cho thiên hạ vay cùng hết. Bác cho người khác vay cũng vậy, thà là bác cho thầy vay còn chắc hơn
Theo cái án của Chà chetty nó truyền rao hôm trước đó, thì vốn lời có bốn chục ngàn, nếu mình không trả thì nó thi hành phát mãi ba trăm mẫu ruộng của mình. Bây giờ bác ra bốn chục ngàn cho thầy trả cho chà và rồi thầy treo ba trăm mẫu ruộng đó lại cho bác, thì chắc quá. Nếu thầy trả không nỗi thì bác lấy ruộng. Có bốn chục ngàn mà lấy ba trăm mẫu ruộng, tính ra không tới một trăm năm chục đồng bạc một mẫu, rẻ quá, có lỗ lã gì mà sợ.” (Đóa hoa tàn-Hồ Biểu Chánh)
Sau 1975 Chà chạy khỏi Nam Kỳ hết. Dấu vết còn lại là mấy cái đền Hindu ở ngoài Sài Gòn và mợt cây cầu mang tên Chà Và bên quận 8
Con nít hay hát vầy :
“Chachacha Ma Ní lấy chồng Chà Dà, chachacha Ma Ní lấy chồng Chà Dà ”
Xin kể một chút về thứ bậc trong xã hội Nam Kỳ
Những ai đã từng sống từ trước 1975 ở SàiGòn, chắc không còn xa lạ gì với hình ảnh quen thuộc anh Bảy Chà Và da đen thui với nụ cười khoe hàm răng trắng bóc trên vỏ hộp kem đánh răng Hynos của ông chủ Vương Đạo Nghĩa
Người Nam Kỳ mà nhìn cao sang cũng thưa thầy hết ,thí dụ thầy cai cũng là cách gọi cai tổng,thầy hương quản,thầy thông ngôn,thầy đốc tờ
Người Nam Kỳ xưa chia thứ bậc trong xã hội mờ xưng hô,thường là theo thứ tự từ Hai tới …Mười Mấy
Các quan nhà Nguyễn hoặc quan Pháp thì cao sang lắm,dân ko kêu thứ tự như dân thường,kêu”bẩm quan” ráo trọi,quan tri huyện,quan chủ quận,quan chánh tham biện,quan chủ tỉnh
Xếp thứ bậc cao nhứt trong dân gian là thứ hai
Số hai là cao nhứt ở Nam Kỳ,Nam không có cả,Anh Hai lớn nhứt ,Chị Hai là chị lớn ,cha mẹ kêu con lớn trong nhà là “Thằng gai,con hai”
Trong xã hội,người đi mần việc quan ,thí dụ thông ngôn hay ký lục thì dân kêu là “Thầy Hai ký lục”
Còn mới quen,chưa rành tên tuổi,thứ bậc của người đó mờ xưng hô tôn trọng thì kêu đại là Ông Hai,Bác Hai,Dì Hai,Cô
Hai,Thím Hai
Thứ Ba là một thứ “giàu” trong xã hội,chuyên bán buôn,nói năng xí xồ,đó là “Ba Tàu” .Ba Tàu là khách trú,là chệt,tuy ở dơ,nói không ai hiểu ,nhưng nó bán buôn giàu nên chiếm thứ 3.Có chú 3 hàng xáo,chú ba chạp phô,chú ba đường,chú ba đậu .Chị ba tiệm vàng giàu nứt vách đổ tường
Có nhiều giai thoại giải thích chữ ba Tàu ,có người nói do có 3 chiếc tàu trong hạm đội Trịnh Hòa ghé VN, do chúa Nguyễn cho người TQ lưu vong qua sanh sống ở Nam Kỳ tại 3 vùng đất là Biên Hòa,Chợ Lớn và Hà Tiên
Cũng có người nói do người Tàu tự gọi, họ kính cẩn gọi người Việt làm việc hành chánh cho Pháp là thầy hai và tự xem mình là “em ba” nên từ đó gọi ba Tàu.
Thứ Tư là dân giang hồ,chợ búa,tay dao tay búa.Trong mắt dân Nam Kỳ,giang hồ cũng có nghĩa của giang hồ
Lượm ra thứ 4 giang hồ nhiều lắm,có ai nhớ trùm du đãng Tư Mắt hay Tư Đại Ca nổi tiếng ở Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 20 không?
“Anh Tư Mắt” tên cúng cơm là Nguyễn Phát Trước từng phá ngục Sài Gòn cứu Phan Xích Long,sau theo Cao Đài làm tới
Chưởng Nghiêm Pháp Quân.Vô Cao Đài ,nhà lầu Tư Mắt hiến làm Thánh Thất, sau thành Trước Lý Minh Đài
Tư Đại Ca sau chết vì bị nổ đèn Manchon
Vui cái là trùng hợp,quận 4 cũng là sào huyệt du đãng có tiếng của đất SG
Thứ 5 là giới lưu manh,cò mồi,lừa gạt,ma cô , anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giựt giỏ…
Trong cuốn Bỉ Bỏ có anh Năm Sài Gòn là vậy
Thứ Sáu là giới khắc tinh của Anh Năm và Anh Tư,đó là những ông Sáu làm Cò Phú Lít,Cảnh Sát
Có ai nhớ giám đốc tổng nha cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan không?Tên giang hồ đặt cho ổng là Ông Sáu Lèo
Đọc một đoạn ông Vương Hồng Sển tả một đám quánh lộn nha:
“May thay, đang cơn nguy cấp, bỗng đâu thầy Sáu chạy qua, xách roi mây quất bổ…” ( Sài Gòn tạp pín lù-Vương Hồng Sển)
Thứ Bảy là giới Chà ,Anh Bảy Chà,như kể ở khúc trên,”Chà Chetty”tức Ấn Độ đen thùi lùi nhưng cho vay cắt cổ
Thứ Tám là giới lao động chưn tay,thợ thuyền,làm mướn,buôn gánh bán bưng ,Chị Tám,Anh Tám …
Nó của Anh Bằng viết vầy:
“Thân em lá cỏ bạn quen ai có đâu xa
Thằng tư con tám hôm qua trên phô lê la”
-Chị Chín:Chỉ những cô gái hành nghề mại dâm. Thường dữ miệng
Nói vậy thôi,chứ dân Nam Kỳ có thói quen kêu thứ của người đó khi cha mẹ sanh ra
Thí dụ làm lục lâm,thảo khấu nhưng Lê Văn Viễn là Bảy Viễn chớ đâu có thành Tư Viễn
Rồi đệ nhứt mỹ nữ Sài Gòn,huê khôi Đông Pháp lữ quán là Cô Ba Trà chứ đâu là cô Tám Trà
Rồi trùm cờ bạc “thầy Sáu Ngọ” ở Chợ Lón, thầy Sáu Nhiều, thầy Bảy Phương,mấy cậu công tử như cậu Tư Phước George ,cậu Ba Qui,rồi tiệm vàng Năm Hy trên đường Bonard (Lê Lợi) cũng là thứ khi cha má sanh ra
Thập niên 20 của thế kỷ trước ở Sài Gòn Chợ Lớn có một trùm du đãng kiêm vua cờ bạc,ông chủ sòng bài Đại Thế Giới tên là
Sáu Ngọ ,ông này khét tiếng giang hồ ,Pháp còn ngán. Sáu Ngọ chính là chồng đầu tiên của bà Bảy Nam ,năm 1926 bà Bảy lúc đó 17 tuổi lấy Sáu Ngọ, ông này bỏ tiền mở cho bà một gánh hát
Ngày nay kêu nhau thứ tự lộn xộn ,tùm lum. Chỉ còn thứ tám tồn tại trong những câu chỉ nhiều chuyện,thí dụ “Bỏ qua đi
Tám”,”Tám dữ quá bà nội” ,”Đồ cái thứ Ông Tám”
Xin kết bài này bằng bốn câu thơ của Thanh Nga ngâm trong “Mưa rừng”:
“Em biết Thầy Cai ở thị thiềng
Còn em là gái của rừng xanh
Mấy lời giã biệt em còn nhớ
Những tiếng giao thề chuyện sắt đinh”.