Yêu Sài Gòn https://yeusaigon.vn/ Một trang web mới sử dụng WordPress Fri, 27 Jan 2023 14:34:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 Chùa Huê Nghiêm – Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn https://yeusaigon.vn/chua-hue-nghiem-ngoi-chua-co-xua-nhat-sai-gon.html https://yeusaigon.vn/chua-hue-nghiem-ngoi-chua-co-xua-nhat-sai-gon.html#respond Fri, 27 Jan 2023 14:34:39 +0000 https://maymac.net/?p=64091 Yêu Sài Gòn – Nhiều hạng mục tại chùa Huê Nghiêm đã thay đổi diện mạo sau gần 300 năm xây dựng. Toạ lạc trên đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức, Sài Gòn), chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) được xây dựng năm 1721. Tên chùa lấy từ tên bộ …

The post Chùa Huê Nghiêm – Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Nhiều hạng mục tại chùa Huê Nghiêm đã thay đổi diện mạo sau gần 300 năm xây dựng.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Toạ lạc trên đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức, Sài Gòn), chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) được xây dựng năm 1721.

Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ xây cất trên vùng đất thấp, cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100 m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên (pháp danh Liễu Đạo) đã hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như vị trí hiện nay.

“Diện mạo ngày nay của chùa đã đổi thay nhưng dấu ấn lịch sử trên vùng đất xưa vẫn đậm nét”, sư thầy Thích Lệ Phú, Trụ trì chùa, cho biết.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Cũng theo trụ trì, kiến trúc và cảnh trí chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Trong đó, lần trùng kiến lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX do Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Mái ngói chùa được thiết kế theo lối cổ truyền với các đầu đao cong vút, bờ nóc mái trang trí hình hoa sen, bánh xe luân hồi cách điệu.

” alt=” ” width=”680″ height=”453″ data-src=”https://maymac.net/wp-content/uploads/2023/01/tapchidangnho-085538baoxaydung-image004-1004393.jpg” data-recalc-dims=”1″ />

Ban Tam bảo trong chùa được bài trí tôn nghiêm với nhiều tượng gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

“Dấu ấn cổ xưa trong chùa là bàn thờ bằng gỗ mít đặt tượng Chuẩn Đề, vị bồ tát trong trường phái Đại thừa”, Thượng toạ Thích Minh Đạo, Viện chủ của chùa, cho biết.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Trên chánh điện chùa đặt bàn thờ linh vị chư Tổ Thiệt Thụy – Tánh Tường (1681-1757), người đã có công xây dựng chùa từ những ngày đầu.

Theo lệ, cứ vào lễ húy kỵ Tổ khai sơn (ngày 6 tháng 10 âm lịch) và húy kỵ Tổ Huệ Lưu (ngày 12 tháng Giêng âm lịch) hàng năm, đông đảo tăng ni, phật tử lại về đây để thăm viếng, lễ chùa và cầu mong những điều tốt lành.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Một góc chùa bài trí những pho tượng tái hiện hình ảnh Đức Phật Thích Ca hành đạo bên gốc cây bồ đề với nhiều cám dỗ.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Khu vườn tháp của chùa tràn ngập các loại cây xanh cùng màu sắc rực rỡ của bia mộ.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Hoạt cảnh Thái tử Tất Đạt Đa cắt tóc xuất gia, biểu tượng của Từ bi, Trí tuệ và Dũng lực được tái hiện trong khuôn viên chùa.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Khu tháp thờ tự Bồ tát Quan Thế Âm. Mỗi ngày, nhiều phật tử, người dân qua đường thường ghé vào khu tháp để thắp nhang, cầu nguyện.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Trong chùa còn có khu để tro cốt những người đã khuất với tên gọi “Nạp cốt đường”.

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Chùa Huê Nghiêm – Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/chua-hue-nghiem-ngoi-chua-co-xua-nhat-sai-gon.html/feed 0
Chợ Bến Thành xưa – một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn https://yeusaigon.vn/cho-ben-thanh.html https://yeusaigon.vn/cho-ben-thanh.html#respond Tue, 24 Jan 2023 09:05:14 +0000 https://maymac.net/?p=64104 Yêu Sài Gòn – Trong hơn 100 năm tồn tại, chợ Bến Thành là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng xảy ra trên mảnh đất Sài Gòn. Nằm tại trung tâm Quận 1, Sài Gòn, chợ Bến Thành là một khu chợ cổ nổi tiếng, được xem là một biểu tượng …

The post Chợ Bến Thành xưa – một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Trong hơn 100 năm tồn tại, chợ Bến Thành là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng xảy ra trên mảnh đất Sài Gòn.

chợ Bến Thành

Nằm tại trung tâm Quận 1, Sài Gòn, chợ Bến Thành là một khu chợ cổ nổi tiếng, được xem là một biểu tượng lịch sử của mảnh đất Sài Gòn.

chợ Bến Thành

Nguyên thủy, chợ đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái).

chợ Bến Thành

Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

chợ Bến Thành

Sau nhiều thập niên tồn tại, khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh tai họa, người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt, vì mái tôn nhẹ, nên chưa bị phá.

chợ Bến Thành

Đồng thời, người Pháp cũng lựa chọn một địa điểm để xây cất một khu chợ mới lớn hơn để phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển.

chợ Bến Thành

chợ Bến Thành

Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.

chợ Bến Thành

Khu vực xây chợ vốn là một cái ao sình được người Pháp cho lấp đi. Khuôn viên chợ quy hoạch bốn mặt bởi bốn con đường. Mặt tiền là Place Cuniac, Mặt Bắc là Rue d’Espagne, Đông là rue Víenot, và Tây là rue Schroeder, nay là Quảng trường Quách Thị Trang và các đường Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

chợ Bến Thành

Ngôi chợ mới do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất.

chợ Bến Thành

Lễ ăn mừng chợ khánh thành được báo chí thời đó gọi là “Tân Vương Hội”, do được diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30/3/1914, với pháo bông, xe hoa và hơn 100.000 người tham dự, kể cả từ các tỉnh đổ về.

chợ Bến Thành

Kể từ khi khánh thành, chợ Bến Thành hoạt động liên tục hơn 100 năm. Vào năm 1985, chợ được cải tạo và sửa chữa lớn, nhưng kiến trúc cơ bản được giữ nguyên.

chợ Bến Thành

Nét kiến trúc đặc trưng của chợ tòa tháp với 4 chiếc đồng hồ ở 4 mặt phía trên cổng chính.

chợ Bến Thành

Ba mặt còn lại của chợ có 3 cổng với kiến trúc đơn giản hơn.

chợ Bến Thành

Một nét đặc sắc trong kiến trúc chợ Bến Thành là trên các cổng đều có những bức phù điêu gốm, mô tả các sản vật của miền Nam với hình con bò, con ngỗng, con cá đuối, nải chuối…

chợ Bến Thành

Các phù điêu gốm này do các nghệ nhân gốm Biên Hòa thực hiện vào năm1952.

chợ Bến Thành

Toàn cảnh nhà lồng của chợ Bến Thành.

chợ Bến Thành

Ngày nay, chợ có diện tích trên 13.000 m². Ngành hàng kinh doanh chủ yếu là quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi.

chợ Bến Thành

Không chỉ là một trung tâm thương mại, chợ Bến Thành còn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

chợ Bến Thành

Trong hơn 100 năm tồn tại, ngôi chợ này cũng là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của mảnh đất Sài Gòn, tiêu biểu là sự kiện nữ Phật tử Quách Thị Trang bị cảnh sát bắn chết ở khu vực trước cổng chính của chợ trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ Diệm – Nhu năm 1963.

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Chợ Bến Thành xưa – một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/cho-ben-thanh.html/feed 0
#8 công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng https://yeusaigon.vn/cong-trinh-o-sai-gon-xua.html https://yeusaigon.vn/cong-trinh-o-sai-gon-xua.html#respond Tue, 24 Jan 2023 08:50:54 +0000 https://maymac.net/?p=64124 Yêu Sài Gòn – Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ được khởi công xây dựng năm 1912 đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất, ban đầu nằm bên bờ sông Bến …

The post #8 công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau.

Chợ Bến Thành

Chợ được khởi công xây dựng năm 1912 đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất, ban đầu nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi Bến Thành và khu chợ có tên từ đó.

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành Xưa

Hiện tại, xung quanh chợ là hàng rào “lô cốt” dài hàng trăm mét của dự án Xây dựng tuyến đường sắt số 1 (tuyến Bến Thành – Suối Tiên).

Nhà hát Thành phố

Nhà hát Thành phố được khánh thành vào ngày 1/1/1900. Đây được coi là công trình tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, do kiến trúc sư Pháp Ferret thiết kế.

Nhà hát Thành phố

Nhà hát Thành phố

Hiện nay, Nhà hát Lớn là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như opera, múa ba lê, ca nhạc, kịch nói, cải lương… cho các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

Dinh Thượng Thơ

Dinh Thượng thơ được xây năm 1860, theo kiến trúc thuộc địa Pháp, gồm một dãy nhà chính giữa, nhìn ra đường Lý Tự Trọng (quận 1), nối với hai dãy nhà hai bên tạo thành hình chữ U. Bên trong có bốn cầu thang gỗ dẫn lên tầng, nằm gần cổng ra vào và hai góc của tòa nhà.

Dinh Thượng Thơ Xưa

Dinh Thượng Thơ

Tính từ lúc được nâng cấp lần cuối (năm 1890) đến nay đã gần 130 năm, song tòa nhà vẫn giữ được hai chiếc cổng sắt thiết kế tinh xảo và lối vào lát đá xanh. Nếu tính về lịch sử khi mới được xây dựng lần đầu thì công trình đã gần 160 tuổi.

Dinh Thượng thơ Nội vụ, trước 1975 là trụ sở Bộ Kinh Tế, hiện tại là trụ sở Sở Thông Tin và Truyền thông Sài Gòn. Hiện Dinh nằm trong cuộc tranh luận bảo tồn hoặc đập phá để xây công trình khác.

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà có tên đầy đủ là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngày 7/10/1877, Giám mục Isidore Colombert đã đặt những viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng nhà thờ và công trình được hoàn thành 3 năm sau.

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà

Hiện tại, nhà thờ trong quá trình trùng tu kéo dài 2 năm.

Bưu điện Thành phố

Tọa lạc tại Công trường Công xã Paris (quận 1), Bưu điện trung tâm Sài Gòn được người Pháp xây dựng trong khoảng 1886 – 1891. Công trình mang phong cách châu Âu kết hợp với nét Á Đông theo bản vẽ của kiến trúc sư Villedieu cùng với người trợ tá Foulhoux.

Bưu điện Thành phố xưa

Bưu điện Thành phố

Công trình đã trải qua nhiều lần thay đổi màu sơn, hiện mang màu vàng nhạt và là điểm tham quan nổi tiếng với du khách nước ngoài.

Trụ sở UBND

Công trình được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế dựa theo những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp.

Trụ sở UBND

Trụ sở UBND Xưa

Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên tiếng Pháp là Hôtel de ville hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tòa nhà được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn, địa điểm làm việc của các quan chức cấp cao và diễn ra các cuộc họp của chính quyền nội đô.

Từ sau 30/4/1975 đến nay, tòa nhà trở thành nơi làm việc của UBND TP Sài Gòn. Nằm ở trung tâm Sài Gòn và ngay đầu phố đi bộ Nguyễn Huệ, tòa nhà ghi dấu ấn trong nhiều bức ảnh của du khách.

Cầu Mống

Cây cầu kiên cố này nằm ở trung tâm thành phố, vắt ngang qua kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, nối liền quận 1 và quận 4. Được xây vào những năm cuối của thế kỷ 19, cầu Mống hiện là một trong những chiếc cầu lâu đời nhất ở Sài Gòn.

Cầu Mống

Cầu Mống xưa

Khách sạn Continental

Công trình được Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng người Pháp, xây dựng vào năm 1878, hoàn thành vào năm 1880.

Khách sạn Continental

Khách sạn Continental xưa

Khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, cao 4 tầng gồm 86 phòng. Gần 140 năm tuổi, khách sạn vẫn giữ được vẻ sang trọng với kiến trúc tường gạch, trần nhà cao và phòng khách rộng rãi.

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post #8 công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/cong-trinh-o-sai-gon-xua.html/feed 0
Bùi ngùi khói bếp ngày xưa https://yeusaigon.vn/bui-ngui-khoi-bep-ngay-xua.html https://yeusaigon.vn/bui-ngui-khoi-bep-ngay-xua.html#respond Thu, 19 Jan 2023 07:53:27 +0000 https://maymac.net/?p=64142 Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt) Cứ mỗi lần dạy cho học sinh bài thơ này, ta lại không khỏi bùi ngùi thương mùi khói bếp ngày xưa. Hình ảnh của bà, của mẹ của bếp quê hiện …

The post Bùi ngùi khói bếp ngày xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

(Bằng Việt)

Cứ mỗi lần dạy cho học sinh bài thơ này, ta lại không khỏi bùi ngùi thương mùi khói bếp ngày xưa. Hình ảnh của bà, của mẹ của bếp quê hiện lên gần gũi, thân thương gợi nhắc cả một thời gian khó. Thường là thế, kỷ niệm hiện về từ quá khứ rất xa lại có sức ám ảnh rất lớn, có khi thao thiết cả đời người.

Cũng như bếp lửa bập bùng dưới mái nhà tranh, ký ức cũng khi mờ khi tỏ lúc da diết bâng khuâng, lúc xót xa thương mến. Mùi khói bếp ngày xưa ngỡ như đang cay xè nơi sống mũi về một thời vất vả của mẹ cha ta, của gia đình, nhất là những khi tháng ba ngày tám.

Bùi ngùi khói bếp ngày xưa

Bếp lửa. Nơi gian nhà tranh bốn bức vách bám đầy bồ hóng. Nơi bà ta mẹ ta mòn lõm những nếp đời. Bếp lửa, nơi kiềng ba chân luôn đặt phía hướng Tây đỏ rực than hồng, mẹ kể chuyện Táo quân để nhắc nhở con về lẽ sống nghĩa tình chung thủy. Có phải vì thế mà đã sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa tình yêu để mẹ chờ cha năm tháng dài đằng đẵng chiến chinh. Nơi góc bếp là bồ trấu, là đống củi bên cạnh những nồi niêu xoong chảo, cái chạn bát đĩa, cái mươn cơm rồi thúng mủng giần sàng, là cả gia tài mẹ tần tảo gánh giang sơn nhà chồng.

Bếp lửa, nơi mẹ lui cui từ tờ mờ sáng để chuẩn bị bữa ăn cho cha kịp ra đồng cày nốt ruộng ải, cho con kịp theo tiếng gọi của bạn đến trường. Ánh lửa chờn vờn trong sương sớm gợi nhắc con điều giản dị đơn sơ về hạnh phúc gia đình. Người xưa bảo: “Đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp” để rồi chợt thương nhà ai bếp lửa quạnh quẽ khói vờn.

Thì có gì đâu ngoài nồi cơm độn khoai, rổ rau luộc, nồi cá kho, xoong cám lợn… mà mẹ tất tả từ sớm đến khuya. Ta nhớ những ngày mùa đông rét tái tê từ những cơn gió mùa Đông bắc – thuở áo quần chưa đủ để giữ ấm, chưa đủ đầy chăn ấm nệm êm thì bếp lửa là nơi sưởi ấm cho cả gia đình. Thuở trẻ con chưa bị mê hoặc bởi công nghệ 4.0 thì bếp lửa là nơi sinh ra những ngày xửa ngày xưa. Những câu chuyện cổ tích men theo miền kí ức làm sống dậy cả một thời thơ dại. Những củ khoai, bắp ngô nướng nhem nhuốc tro than mà ngỡ như ngon hơn cả sơn hào hải vị, để rồi cho ai đó khi lập nghiệp xứ người hay vời vợi quê chồng không nguôi nhớ về. Ngọn khói lam chiều vấn vít nơi chái bếp nhà mẹ trở thành ngọn hải đăng dẫn lối yêu thương.

Để giữ cho mái nhà bập bùng ánh lửa, chị ta đã miệt mài ngày tháng lên mãi Nhà Đũa, Động Mồng Gà hay nơi nào xa lắm để chặt về. Những bó củi khô đầy đặn, ngay ngắn xếp dài ngoài bờ rào trở thành biểu tượng cho sự đảm đang tháo vát của thiếu nữ thôn quê. Để giữ cho nhà mình ấm cúng là một nắng hai sương của cha với đồng Dòng, đồng Búng, Mạ Lốc trở trăn cùng hạt lúa củ khoai. Mẹ vun quén, lo toan để bữa ăn được tràn ngập tiếng cười…

Bếp lửa đâu chỉ đơn giản là nơi chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình mà trở thành linh hồn của ngôi nhà, thành biểu tượng của làng quê Việt. Bây giờ, cuộc sống càng hiện đại, những mái nhà tranh, những bếp củi xưa cũ đã được thay thế bằng bếp gas, bếp điện. Sự nấu nướng cũng không còn vất vả như trước nữa. Cuộc đời của người phụ nữ cũng đâu chỉ quanh quẩn bên chái bếp sau lũy tre làng. Vậy mà lòng ta sao vẫn cứ không nguôi nhớ về căn bếp ẩm thấp đầy tro trấu. Ta chợt nhớ chiều mùa đông nào lùa trâu về tới ngõ, nghe mùi thơm lừng của nồi cá thửng (cá mối) kho để biết Tết sắp về. Nhớ những đêm cuối năm được ngồi thức cùng cha canh nồi bánh chưng. Nhớ cả tiếng râm ran chuyện trò quây quần cả nhà đông vui bên bếp lửa…

Nhớ để rồi nhận ra rắng bếp lửa đâu chỉ được nhen nhóm từ rạ rơm, củi gộc… nhiên liệu bên ngoài; mà nó còn được nhen bằng cả tấm lòng của người giữ lửa và truyền lửa. Để rồi có khi nào trong mùi khói cay xè hoài niệm, trong chập chờn ánh lửa, lòng chợt bâng khuâng tự hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?!”

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Bùi ngùi khói bếp ngày xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/bui-ngui-khoi-bep-ngay-xua.html/feed 0
Ký ức về Bến Bình Đông xưa https://yeusaigon.vn/ben-binh-dong-xua.html https://yeusaigon.vn/ben-binh-dong-xua.html#respond Thu, 19 Jan 2023 07:49:40 +0000 https://maymac.net/?p=64145 Yêu Sài Gòn – Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều kho bãi, nhà xưởng, nhà máy, dãy nhà phố cổ đậm nét kiến trúc Đông – Tây kết hợp. Khu vực …

The post Ký ức về Bến Bình Đông xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều kho bãi, nhà xưởng, nhà máy, dãy nhà phố cổ đậm nét kiến trúc Đông – Tây kết hợp. Khu vực này trước đây từng là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Chợ Lớn. Ngày nay, dưới tốc độ phát triển của đô thị hóa, bến Bình Đông có từng bước dịch chuyển mạnh mẽ để phù hợp với thời đại. Song, sự thích nghi cũng chính là nguy cơ làm thu hẹp đi những nét đẹp văn hóa của đô thị cổ.

Ký ức về Bến Bình Đông xưa

Nhắc đến bến Bình Đông, mọi người sẽ nhớ ngay đến hình ảnh những chiếc thuyền đầy ắp hoa tấp nập vào bến những ngày giáp Tết. Nơi đây giống như cầu nối giữa thương lái miền Tây và khách vào mỗi dịp xuân về. Và xưa kia, bến Bình Đông cũng nhộn nhịp như thế. Theo con nước, xuồng ghe tấp nập trao đổi hàng hóa ngày lẫn đêm. Nhiều gia đình quây quần trên chiếc ghe, vừa là phương tiện di chuyển, vừa là nơi cư ngụ, tạo nên nét văn hóa sông nước hao hao người miền Tây Nam Bộ. Một chiếc xuồng tam bản, chuồi êm rơ trên dòng kênh, với tiếng rao hàng ngọt ngào hay những màn hò đối đáp của cô gái chánh gốc Nam Bộ, đủ làm người mua tê tái cõi lòng. Phải chăng chính tiếng rao ấy, lối hò ấy là nguồn cảm hứng góp phần xây dựng nên bộ môn cải lương truyền thống của dân tộc?

Dọc bờ phía hướng về quận 8, bến Bình Đông là nơi quy tụ nhiều thương hiệu nổi tiếng miền Nam một thời như: tàu vị yểu Con Mèo Đen, bột cà ri Ông Chà Và, bột mì Bình Đông, gốm Hoa Mai…Sự phát triển của các thương hiệu nổi tiếng kéo theo các nhà xưởng, nhà máy xay xát, chành ( tức là chỗ chứa hàng theo cách gọi người Hoa) mọc lên sầm uất. Nằm ở vị trí đắc địa, bến Bình Đông trở thành nút giao thương đường thủy, phía trên có dòng nước Bến Nghé, phía dưới có Rạch Cát, Phú Định thuận lợi vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên Chợ Lớn. Các thương lái, đa phần là người Hoa tập kết hàng hóa, rồi đem bỏ mối cho các tiểu thương trong thành phố. Cảnh mua bán ” trên bến dưới thuyền” nhộn nhịp muôn màu muôn sắc.

Với cái tính ” ăn chắc mặc bền”, nhiều dãy nhà phố nằm ngay mặt tiền mọc lên, có diện tích bề ngang hẹp. Phía dưới là cơ sở kinh doanh hoặc làm chành, cửa hiệu. Phía trên dùng để ở, và hầu như các dãy nhà này đều do người Hoa làm chủ. Những dãy nhà mang đậm nét kiến trúc của người Hoa tại Việt Nam, với những cây cột được xây dựng bằng gạch, có lan can sắt, cửa lớn và cửa sổ có diện tích rộng, làm bằng gỗ, gờ chỉ làm bằng thạch cao, mang hơi thở kiến trúc Tây Phương. Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông Tây kết hợp làm nên vẻ đẹp độc đáo của bến Bình Đông.

Ngày nay, dưới tốc độ phát triển đô thị hóa và nhu cầu nhà ở của người dân mỗi lúc một nhiều, những dãy nhà được giải tỏa để xây dựng chung cư kiểu mới, cao tầng và có trang thiết bị hiện đại. Hiện chỉ còn một dãy phố đoạn từ chợ Bình Đông đến chùa Lâm Quang, gần như còn nguyên vẹn dù bạc thếch màu theo thời gian. Dần dà lại trở thành địa điểm cuốn hút của những tay thợ săn ảnh chuyên nghiệp. Dù bình minh hay hoàng hôn, dãy phố vẫn trầm mình dưới nét đẹp cổ kính giữa đô thành Sài Gòn náo nhiệt.

Góp phần làm nên giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử của một vùng Chợ Lớn nói chung và Sài Gòn nói riêng, nhưng hiện giờ bến Bình Đông đang dần nhường chỗ cho những công trình nhà ở đô thị. Tuy nhiên, với những ai gắn bó chốn này hàng chục năm, họ vẫn ao ước có thể bảo tồn một phần nào giá trị hiện hữu của lịch sử, hướng đến hòa nhập để phát triển chứ không hoà tan. Có nhiều ý kiến bày tỏ muốn hiện đại hóa nhưng vẫn phải biết cân nhắc và giữ gìn cái đẹp cổ kính của mảnh đất này.

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Ký ức về Bến Bình Đông xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/ben-binh-dong-xua.html/feed 0
Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua? https://yeusaigon.vn/ao-dai-viet-nam-hon-100-nam.html https://yeusaigon.vn/ao-dai-viet-nam-hon-100-nam.html#respond Thu, 19 Jan 2023 06:43:06 +0000 https://maymac.net/?p=64148 Yêu Sài Gòn – Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít eo, ôm sát vào người. Áo dài cổ thuyền ra đời năm 1958 đã gây chấn động trong thế giới thời …

The post Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua? appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít eo, ôm sát vào người. Áo dài cổ thuyền ra đời năm 1958 đã gây chấn động trong thế giới thời trang quý bà.

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Triển lãm nằm trong khuôn khổ hội thảo khoa học “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, gia trị và bản sắc”. Khoảng năm 1645, do khổ vải dệt chỉ từ 35-40 cm, thân áo trước là 2 tà tách riêng, hai thân áo sau được khâu ghép lại thành một đường dài gọi là sống áo, nên gọi là áo tứ thân.

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài 5 thân gồm 2 khổ vải được may nối lại với nhau thành thân trước, có một thân phụ nằm phía dưới về phía bên phải. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là cha mẹ mình và cha mẹ người thương, còn thân áo thứ 5 tượng trưng cho người mặc. Áo luôn có 5 cúc (khuy) thể hiện đạo lý làm người nhân – lễ – nghĩa – trí – tín. Có 2 loại áo năm thân tay hẹp và áo năm thân tay rộng.

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Ở miền Bắc, từ thập kỷ 1910-1920, phụ nữ thích may áo dài năm thân thêm một cái khuyết phụ khoảng 3 cm bên phải cổ áo và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ duyên hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ, bên trong cổ áo.

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Năm 1937, để việc đổi mới y phục tân thời có kết quả tốt đẹp, ông Cát Tường mở hiệu may LEMUR, quảng cáo trên báo Ngày nay. Tên tuổi ông Nguyễn Cát Tường được vinh danh trên cuốn Đại từ điển các danh nhân thế giới của Nhật Bản.

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài cổ cao từ 1950. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chit eo, ôm sát vào người. Thân áo sau, rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông. Cổ áo rất cao, trong khi gấu áo cắt thẳng ngang và dài đến mắt cá chân.

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Kiểu áo cổ cao từ năm 1950 tôn lên rất nhiều vẻ đẹp hình thể và vóc dáng người mặc.

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài cổ thuyền từ năm 1958. Kiểu áo độc đáo này do đạo diễn Thái Thúc Nha vẽ, đã gây chấn động trong thế giới thời trang quý bà và vẫn phổ biến đến ngày nay

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tay Raglan từ năm 1958. Từ 1957, áo dài thời trang rất thịnh hành, đó cũng là thời điểm ông Đỗ Thành – tự Dung (1918-1970) áp dụng lối ráp tay raglan xéo vai trong âu phục vào áo dài để vai áo bớt nhăn. Ý tưởng sáng tạo này đã cho ra đời chiếc áo dài tay Raglan đầu tiên.

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Vào cuối thập niên 1960, do ảnh hưởng trào lưu ăn hóa thời trang Hippies bắt nguồn từ Mỹ thể hiện cho triết lý sống “Live fast, die Young – Sống hết mình”, Áo dài Hippies (mini) xuất hiện. Ngay lập tức, nó trở thành mốt thời thượng với chất liệu nhẹ nhàng, màu sắc sặc sỡ của các họa tiết cỏ cây hoa lá…

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài vẽ từ năm 1989. Là họa sĩ giảng viên mỹ thuật, thiết kế thời trang, Sĩ Hoàng đã đưa ngôn ngữ hội họa vào trong áo dài truyền thống. Nó mở đầu cho trào lưu áo dài được vẽ bằng tay trên vải với những trang trí hình hoa lá, lập thể, hoa văn cổ…

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua? appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/ao-dai-viet-nam-hon-100-nam.html/feed 0
Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam https://yeusaigon.vn/nhung-cuoc-di-dan-tu-luc-dia-trung-hoa-sang-viet-nam.html https://yeusaigon.vn/nhung-cuoc-di-dan-tu-luc-dia-trung-hoa-sang-viet-nam.html#respond Thu, 19 Jan 2023 03:38:27 +0000 https://maymac.net/?p=64160 Yêu Sài Gòn – Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây lưu tán vào các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Bắc mỗi khi nội địa Hoa …

The post Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây lưu tán vào các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Bắc mỗi khi nội địa Hoa lục có biến động về chính trị hay quân sự.

Vùng biên giới thường do các băng đảng người Hoa, tàn dư của đảng Thái Bình Thiên Quốc, nắm giữ. Sự qua lại vùng biên giới chịu sự kiểm soát của những băng đảng này nên chỉ dân buôn lậu, những tay giang hồ tứ chiếng muốn đầu quân vào các băng cướp mới đến đây lập nghiệp.

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Phần lớn di dân người Hoa đi thuyền từ Quảng Đông, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam vào các khu vực hầm mỏ tỉnh Quảng Ninh, Móng Cái lập nghiệp. Họ sống tập trung quanh đảo Cát Bà, cảng Hải Phòng và khu trung tâm thương mại của Hà Nội. Mãi cho tới năm 1874, Hải Phòng trở thành một cảng thương mại lớn do người Hoa chủ động phát triển.

Sinh hoạt chính của người Hoa miền Bắc là canh tác nông nghiệp, khai thác hầm mỏ, tiểu thủ công nghiệp, bốc thuốc Bắc và buôn bán. Họ còn đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa hai chiều từ đồng bằng sông Hồng lên miền Thượng du và xuất nhập khẩu.

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Nhưng miền đất hấp dẫn di dân Trung Hoa đến lập nghiệp vẫn là miền Nam. Họ đến miền Nam vì tiếng đồn thành công của những nhóm di dân gốc Hoa đã có mặt từ trước. Thành phần di dân mới này đa số là người Hoa quê quán ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nàm và Hẹ (còn gọi là Hạ Phương, Thượng Phương hay Hạ Châu)…

Năm 1841, một Đại Bang gồm bảy bang (Quảng Châu, Phúc Châu, Phúc kiến,Triều Châu, Quế Châu, Lôi Châu và Hải Nàm) của người Hoa trước kia được thành lập tại Sài Gòn lấy tên Hoa Phủ Công Sứ. Đại Bang này chỉ toàn người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hải Nàm, không có người Minh Hương. Đại bang này có nhiệm vụ ấn định giá gạo và giải quyết những tranh chấp nội bộ giữa người Hoa di cư với nhau. Người Hoa di cư sau này cũng phải gia nhập vào một trong bảy bang này để được cấp thẻ cư trú.

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Người Minh Hương không còn được đồng hương chấp nhận là người Hoa. Những người Hoa từng theo Mạc Thiên Tứ trước kia, vì điều kiện an ninh và kinh tế dời dần về miền Đông và Sài Gòn-Chợ Lớn sinh sống, cũng phải gia nhập vào một trong bảy bang của Hoa Phủ Công Sứ. Về vấn đề người Minh Hương thì có một chính sách của triều đình và chính quyền Pháp, đó là Minh Hương được xem là công dân An Nam 100%, được các quyền như dân bản xứ. Còn Hoa Kiều là người nhập cư, có luật lệ quản lý Hoa Kiều. Và Hoa Kiều theo hiệp ước của Pháp với Trung Hoa thì những người đó là dân của Trung Hoa, hưởng quyền như dân Trung Hoa. Hơn nữa, người Minh Hương là người lai Việt Hoa, văn hoá tập tục có sự trộn lẫn, khác biệt với người Hoa.

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/nhung-cuoc-di-dan-tu-luc-dia-trung-hoa-sang-viet-nam.html/feed 0
Cầu Chà Và xưa https://yeusaigon.vn/cau-cha-va-xua.html https://yeusaigon.vn/cau-cha-va-xua.html#respond Wed, 08 Jun 2022 15:10:20 +0000 https://yeusaigon.vn/?p=9 Cầu Chà Và và những danh xưng trong xã hội Sài Gòn xưa Các bạn trẻ chắc không biết cái cầu Chà Và hồi xưa đâu ha? Có hình nè,cầu Chà Và những năm 1985 (Xem hình) Chà Và là cái cầu đúc nối Chợ Lớn và Xóm Củi do hãng Lavelois Perret xây dựng …

The post Cầu Chà Và xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Cầu Chà Và và những danh xưng trong xã hội Sài Gòn xưa

Các bạn trẻ chắc không biết cái cầu Chà Và hồi xưa đâu ha? Có hình nè,cầu Chà Và những năm 1985 (Xem hình)

Chà Và là cái cầu đúc nối Chợ Lớn và Xóm Củi do hãng Lavelois Perret xây dựng năm 1931 bằng bê tông cốt sắt

Mé bên Bến Bình Đông, Xóm Củi có nhiều cửa hàng tơ lụa của Chà Ấn Độ bán nên cầu có tên là Chà Và

cầu chà và xưa

Ban sơ cầu có 2 cái vòm vuông vức,sau 1982 bị đập bỏ cái vòm,nhưng còn 4 cái trụ .Những năm 1988 tui về Sài Gòn qua đây còn thấy cầu cũ,kẹt xe kinh khủng

Năm 1993 người ta mở rộng thêm hai bên cầu mỗi bên 5 mét làm lane cho xe Honda

Năm 2012 làm đại lộ đông – tây,đập cầu Chà Và cũ xây mới như ngày nay

Ít ai biết cầu Chà Và là một đoạn kinh Vạn Kiếp tức Kinh Lấp,kinh này nối Rạch Chợ Lớn qua Kinh Tàu Hủ vào Rạch Xóm Củi ,sau con kinh này bị lấp làm đường Vạn Kiếp hai đầu cầu Chà Và

Rạch Chợ Lớn bên quận 5 sau cũng bị lấp làm đường Khổng Tử (Hải Thượng Lãn Ông)

Ngày nay đường Vạn Kiếp nằm lọt thỏm trong hai cái dốc cầu Chà Và ,một dốc mé quận 8 có Prudential ,một dốc có cái chúng cư cũ xì bên quận 5 chuyên bán ốc vít

Chà Và là gì?

Người Nam Kỳ xưa kêu “dân Chà” là gọi chung những người da nâu đen thui có xuất xứ từ Indonesia,Phi Luật Tân,Mã Lai ,Ấn Độ

Chà xuất xứ từ chữ Java tức là người Nam Dương (Indonesia)

Chà ở Sài Gòn có nhiều loại.Chà Ma ní ( Manila) làm lính đánh thuê của Pháp .Chà Ấn Độ phân ra 2 loại , Chà Bom Bay chuyên bán vải ,tơ lụa, Chà Chettys -Chà Xã Tri chuyên đổi tiền,cho vay tiền .Dân Nam Kỳ gọi là anh Bảy Chà

Chà Chettys rất giàu có,có quốc tịch Anh ,họ bắt tay với nhà cầm quyền Pháp cho công chức Việt vay,sau cho dân vay luôn.lãi suất rất cao nhưng không ai dám giựt vì tòa án sẽ rờ liền lập tức.Họ đóng đô ở khu Lê Thánh Tôn ,chợ Bến Thành và Tôn Thất

Thiệp bây giờ

Đọc truyện Hồ Biểu Chánh sẽ thấy ổng nói về Chà Chettys ví như đoạn sau:

“Người ta nói bác Thiện tiền bạc thiếu gì, bác cho thiên hạ vay cùng hết. Bác cho người khác vay cũng vậy, thà là bác cho thầy vay còn chắc hơn

Theo cái án của Chà chetty nó truyền rao hôm trước đó, thì vốn lời có bốn chục ngàn, nếu mình không trả thì nó thi hành phát mãi ba trăm mẫu ruộng của mình. Bây giờ bác ra bốn chục ngàn cho thầy trả cho chà và rồi thầy treo ba trăm mẫu ruộng đó lại cho bác, thì chắc quá. Nếu thầy trả không nỗi thì bác lấy ruộng. Có bốn chục ngàn mà lấy ba trăm mẫu ruộng, tính ra không tới một trăm năm chục đồng bạc một mẫu, rẻ quá, có lỗ lã gì mà sợ.” (Đóa hoa tàn-Hồ Biểu Chánh)

Sau 1975 Chà chạy khỏi Nam Kỳ hết. Dấu vết còn lại là mấy cái đền Hindu ở ngoài Sài Gòn và mợt cây cầu mang tên Chà Và bên quận 8

Con nít hay hát vầy :

“Chachacha Ma Ní lấy chồng Chà Dà, chachacha Ma Ní lấy chồng Chà Dà ”

Xin kể một chút về thứ bậc trong xã hội Nam Kỳ

Những ai đã từng sống từ trước 1975 ở SàiGòn, chắc không còn xa lạ gì với hình ảnh quen thuộc anh Bảy Chà Và da đen thui với nụ cười khoe hàm răng trắng bóc trên vỏ hộp kem đánh răng Hynos của ông chủ Vương Đạo Nghĩa

Người Nam Kỳ mà nhìn cao sang cũng thưa thầy hết ,thí dụ thầy cai cũng là cách gọi cai tổng,thầy hương quản,thầy thông ngôn,thầy đốc tờ

Người Nam Kỳ xưa chia thứ bậc trong xã hội mờ xưng hô,thường là theo thứ tự từ Hai tới …Mười Mấy

Các quan nhà Nguyễn hoặc quan Pháp thì cao sang lắm,dân ko kêu thứ tự như dân thường,kêu”bẩm quan” ráo trọi,quan tri huyện,quan chủ quận,quan chánh tham biện,quan chủ tỉnh

Xếp thứ bậc cao nhứt trong dân gian là thứ hai

Số hai là cao nhứt ở Nam Kỳ,Nam không có cả,Anh Hai lớn nhứt ,Chị Hai là chị lớn ,cha mẹ kêu con lớn trong nhà là “Thằng gai,con hai”

Trong xã hội,người đi mần việc quan ,thí dụ thông ngôn hay ký lục thì dân kêu là “Thầy Hai ký lục”

Còn mới quen,chưa rành tên tuổi,thứ bậc của người đó mờ xưng hô tôn trọng thì kêu đại là Ông Hai,Bác Hai,Dì Hai,Cô

Hai,Thím Hai

Thứ Ba là một thứ “giàu” trong xã hội,chuyên bán buôn,nói năng xí xồ,đó là “Ba Tàu” .Ba Tàu là khách trú,là chệt,tuy ở dơ,nói không ai hiểu ,nhưng nó bán buôn giàu nên chiếm thứ 3.Có chú 3 hàng xáo,chú ba chạp phô,chú ba đường,chú ba đậu .Chị ba tiệm vàng giàu nứt vách đổ tường

Có nhiều giai thoại giải thích chữ ba Tàu ,có người nói do có 3 chiếc tàu trong hạm đội Trịnh Hòa ghé VN, do chúa Nguyễn cho người TQ lưu vong qua sanh sống ở Nam Kỳ tại 3 vùng đất là Biên Hòa,Chợ Lớn và Hà Tiên

Cũng có người nói do người Tàu tự gọi, họ kính cẩn gọi người Việt làm việc hành chánh cho Pháp là thầy hai và tự xem mình là “em ba” nên từ đó gọi ba Tàu.

Thứ Tư là dân giang hồ,chợ búa,tay dao tay búa.Trong mắt dân Nam Kỳ,giang hồ cũng có nghĩa của giang hồ

Lượm ra thứ 4 giang hồ nhiều lắm,có ai nhớ trùm du đãng Tư Mắt hay Tư Đại Ca nổi tiếng ở Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 20 không?

“Anh Tư Mắt” tên cúng cơm là Nguyễn Phát Trước từng phá ngục Sài Gòn cứu Phan Xích Long,sau theo Cao Đài làm tới

Chưởng Nghiêm Pháp Quân.Vô Cao Đài ,nhà lầu Tư Mắt hiến làm Thánh Thất, sau thành Trước Lý Minh Đài

Tư Đại Ca sau chết vì bị nổ đèn Manchon

Vui cái là trùng hợp,quận 4 cũng là sào huyệt du đãng có tiếng của đất SG

Thứ 5 là giới lưu manh,cò mồi,lừa gạt,ma cô , anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giựt giỏ…

Trong cuốn Bỉ Bỏ có anh Năm Sài Gòn là vậy

Thứ Sáu là giới khắc tinh của Anh Năm và Anh Tư,đó là những ông Sáu làm Cò Phú Lít,Cảnh Sát

Có ai nhớ giám đốc tổng nha cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan không?Tên giang hồ đặt cho ổng là Ông Sáu Lèo

Đọc một đoạn ông Vương Hồng Sển tả một đám quánh lộn nha:

“May thay, đang cơn nguy cấp, bỗng đâu thầy Sáu chạy qua, xách roi mây quất bổ…” ( Sài Gòn tạp pín lù-Vương Hồng Sển)

Thứ Bảy là giới Chà ,Anh Bảy Chà,như kể ở khúc trên,”Chà Chetty”tức Ấn Độ đen thùi lùi nhưng cho vay cắt cổ

Thứ Tám là giới lao động chưn tay,thợ thuyền,làm mướn,buôn gánh bán bưng ,Chị Tám,Anh Tám …

Nó của Anh Bằng viết vầy:

“Thân em lá cỏ bạn quen ai có đâu xa

Thằng tư con tám hôm qua trên phô lê la”

-Chị Chín:Chỉ những cô gái hành nghề mại dâm. Thường dữ miệng

Nói vậy thôi,chứ dân Nam Kỳ có thói quen kêu thứ của người đó khi cha mẹ sanh ra

Thí dụ làm lục lâm,thảo khấu nhưng Lê Văn Viễn là Bảy Viễn chớ đâu có thành Tư Viễn

Rồi đệ nhứt mỹ nữ Sài Gòn,huê khôi Đông Pháp lữ quán là Cô Ba Trà chứ đâu là cô Tám Trà

Rồi trùm cờ bạc “thầy Sáu Ngọ” ở Chợ Lón, thầy Sáu Nhiều, thầy Bảy Phương,mấy cậu công tử như cậu Tư Phước George ,cậu Ba Qui,rồi tiệm vàng Năm Hy trên đường Bonard (Lê Lợi) cũng là thứ khi cha má sanh ra

Thập niên 20 của thế kỷ trước ở Sài Gòn Chợ Lớn có một trùm du đãng kiêm vua cờ bạc,ông chủ sòng bài Đại Thế Giới tên là

Sáu Ngọ ,ông này khét tiếng giang hồ ,Pháp còn ngán. Sáu Ngọ chính là chồng đầu tiên của bà Bảy Nam ,năm 1926 bà Bảy lúc đó 17 tuổi lấy Sáu Ngọ, ông này bỏ tiền mở cho bà một gánh hát

Ngày nay kêu nhau thứ tự lộn xộn ,tùm lum. Chỉ còn thứ tám tồn tại trong những câu chỉ nhiều chuyện,thí dụ “Bỏ qua đi

Tám”,”Tám dữ quá bà nội” ,”Đồ cái thứ Ông Tám”

Xin kết bài này bằng bốn câu thơ của Thanh Nga ngâm trong “Mưa rừng”:

“Em biết Thầy Cai ở thị thiềng

Còn em là gái của rừng xanh

Mấy lời giã biệt em còn nhớ

Những tiếng giao thề chuyện sắt đinh”.

The post Cầu Chà Và xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/cau-cha-va-xua.html/feed 0