Ký sự - Hồi tưởng Archives - Yêu Sài Gòn Một trang web mới sử dụng WordPress Thu, 19 Jan 2023 07:58:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 Bùi ngùi khói bếp ngày xưa https://yeusaigon.vn/bui-ngui-khoi-bep-ngay-xua.html https://yeusaigon.vn/bui-ngui-khoi-bep-ngay-xua.html#respond Thu, 19 Jan 2023 07:53:27 +0000 https://maymac.net/?p=64142 Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt) Cứ mỗi lần dạy cho học sinh bài thơ này, ta lại không khỏi bùi ngùi thương mùi khói bếp ngày xưa. Hình ảnh của bà, của mẹ của bếp quê hiện …

The post Bùi ngùi khói bếp ngày xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

(Bằng Việt)

Cứ mỗi lần dạy cho học sinh bài thơ này, ta lại không khỏi bùi ngùi thương mùi khói bếp ngày xưa. Hình ảnh của bà, của mẹ của bếp quê hiện lên gần gũi, thân thương gợi nhắc cả một thời gian khó. Thường là thế, kỷ niệm hiện về từ quá khứ rất xa lại có sức ám ảnh rất lớn, có khi thao thiết cả đời người.

Cũng như bếp lửa bập bùng dưới mái nhà tranh, ký ức cũng khi mờ khi tỏ lúc da diết bâng khuâng, lúc xót xa thương mến. Mùi khói bếp ngày xưa ngỡ như đang cay xè nơi sống mũi về một thời vất vả của mẹ cha ta, của gia đình, nhất là những khi tháng ba ngày tám.

Bùi ngùi khói bếp ngày xưa

Bếp lửa. Nơi gian nhà tranh bốn bức vách bám đầy bồ hóng. Nơi bà ta mẹ ta mòn lõm những nếp đời. Bếp lửa, nơi kiềng ba chân luôn đặt phía hướng Tây đỏ rực than hồng, mẹ kể chuyện Táo quân để nhắc nhở con về lẽ sống nghĩa tình chung thủy. Có phải vì thế mà đã sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa tình yêu để mẹ chờ cha năm tháng dài đằng đẵng chiến chinh. Nơi góc bếp là bồ trấu, là đống củi bên cạnh những nồi niêu xoong chảo, cái chạn bát đĩa, cái mươn cơm rồi thúng mủng giần sàng, là cả gia tài mẹ tần tảo gánh giang sơn nhà chồng.

Bếp lửa, nơi mẹ lui cui từ tờ mờ sáng để chuẩn bị bữa ăn cho cha kịp ra đồng cày nốt ruộng ải, cho con kịp theo tiếng gọi của bạn đến trường. Ánh lửa chờn vờn trong sương sớm gợi nhắc con điều giản dị đơn sơ về hạnh phúc gia đình. Người xưa bảo: “Đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp” để rồi chợt thương nhà ai bếp lửa quạnh quẽ khói vờn.

Thì có gì đâu ngoài nồi cơm độn khoai, rổ rau luộc, nồi cá kho, xoong cám lợn… mà mẹ tất tả từ sớm đến khuya. Ta nhớ những ngày mùa đông rét tái tê từ những cơn gió mùa Đông bắc – thuở áo quần chưa đủ để giữ ấm, chưa đủ đầy chăn ấm nệm êm thì bếp lửa là nơi sưởi ấm cho cả gia đình. Thuở trẻ con chưa bị mê hoặc bởi công nghệ 4.0 thì bếp lửa là nơi sinh ra những ngày xửa ngày xưa. Những câu chuyện cổ tích men theo miền kí ức làm sống dậy cả một thời thơ dại. Những củ khoai, bắp ngô nướng nhem nhuốc tro than mà ngỡ như ngon hơn cả sơn hào hải vị, để rồi cho ai đó khi lập nghiệp xứ người hay vời vợi quê chồng không nguôi nhớ về. Ngọn khói lam chiều vấn vít nơi chái bếp nhà mẹ trở thành ngọn hải đăng dẫn lối yêu thương.

Để giữ cho mái nhà bập bùng ánh lửa, chị ta đã miệt mài ngày tháng lên mãi Nhà Đũa, Động Mồng Gà hay nơi nào xa lắm để chặt về. Những bó củi khô đầy đặn, ngay ngắn xếp dài ngoài bờ rào trở thành biểu tượng cho sự đảm đang tháo vát của thiếu nữ thôn quê. Để giữ cho nhà mình ấm cúng là một nắng hai sương của cha với đồng Dòng, đồng Búng, Mạ Lốc trở trăn cùng hạt lúa củ khoai. Mẹ vun quén, lo toan để bữa ăn được tràn ngập tiếng cười…

Bếp lửa đâu chỉ đơn giản là nơi chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình mà trở thành linh hồn của ngôi nhà, thành biểu tượng của làng quê Việt. Bây giờ, cuộc sống càng hiện đại, những mái nhà tranh, những bếp củi xưa cũ đã được thay thế bằng bếp gas, bếp điện. Sự nấu nướng cũng không còn vất vả như trước nữa. Cuộc đời của người phụ nữ cũng đâu chỉ quanh quẩn bên chái bếp sau lũy tre làng. Vậy mà lòng ta sao vẫn cứ không nguôi nhớ về căn bếp ẩm thấp đầy tro trấu. Ta chợt nhớ chiều mùa đông nào lùa trâu về tới ngõ, nghe mùi thơm lừng của nồi cá thửng (cá mối) kho để biết Tết sắp về. Nhớ những đêm cuối năm được ngồi thức cùng cha canh nồi bánh chưng. Nhớ cả tiếng râm ran chuyện trò quây quần cả nhà đông vui bên bếp lửa…

Nhớ để rồi nhận ra rắng bếp lửa đâu chỉ được nhen nhóm từ rạ rơm, củi gộc… nhiên liệu bên ngoài; mà nó còn được nhen bằng cả tấm lòng của người giữ lửa và truyền lửa. Để rồi có khi nào trong mùi khói cay xè hoài niệm, trong chập chờn ánh lửa, lòng chợt bâng khuâng tự hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?!”

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Bùi ngùi khói bếp ngày xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/bui-ngui-khoi-bep-ngay-xua.html/feed 0
Ký ức về Bến Bình Đông xưa https://yeusaigon.vn/ben-binh-dong-xua.html https://yeusaigon.vn/ben-binh-dong-xua.html#respond Thu, 19 Jan 2023 07:49:40 +0000 https://maymac.net/?p=64145 Yêu Sài Gòn – Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều kho bãi, nhà xưởng, nhà máy, dãy nhà phố cổ đậm nét kiến trúc Đông – Tây kết hợp. Khu vực …

The post Ký ức về Bến Bình Đông xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều kho bãi, nhà xưởng, nhà máy, dãy nhà phố cổ đậm nét kiến trúc Đông – Tây kết hợp. Khu vực này trước đây từng là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Chợ Lớn. Ngày nay, dưới tốc độ phát triển của đô thị hóa, bến Bình Đông có từng bước dịch chuyển mạnh mẽ để phù hợp với thời đại. Song, sự thích nghi cũng chính là nguy cơ làm thu hẹp đi những nét đẹp văn hóa của đô thị cổ.

Ký ức về Bến Bình Đông xưa

Nhắc đến bến Bình Đông, mọi người sẽ nhớ ngay đến hình ảnh những chiếc thuyền đầy ắp hoa tấp nập vào bến những ngày giáp Tết. Nơi đây giống như cầu nối giữa thương lái miền Tây và khách vào mỗi dịp xuân về. Và xưa kia, bến Bình Đông cũng nhộn nhịp như thế. Theo con nước, xuồng ghe tấp nập trao đổi hàng hóa ngày lẫn đêm. Nhiều gia đình quây quần trên chiếc ghe, vừa là phương tiện di chuyển, vừa là nơi cư ngụ, tạo nên nét văn hóa sông nước hao hao người miền Tây Nam Bộ. Một chiếc xuồng tam bản, chuồi êm rơ trên dòng kênh, với tiếng rao hàng ngọt ngào hay những màn hò đối đáp của cô gái chánh gốc Nam Bộ, đủ làm người mua tê tái cõi lòng. Phải chăng chính tiếng rao ấy, lối hò ấy là nguồn cảm hứng góp phần xây dựng nên bộ môn cải lương truyền thống của dân tộc?

Dọc bờ phía hướng về quận 8, bến Bình Đông là nơi quy tụ nhiều thương hiệu nổi tiếng miền Nam một thời như: tàu vị yểu Con Mèo Đen, bột cà ri Ông Chà Và, bột mì Bình Đông, gốm Hoa Mai…Sự phát triển của các thương hiệu nổi tiếng kéo theo các nhà xưởng, nhà máy xay xát, chành ( tức là chỗ chứa hàng theo cách gọi người Hoa) mọc lên sầm uất. Nằm ở vị trí đắc địa, bến Bình Đông trở thành nút giao thương đường thủy, phía trên có dòng nước Bến Nghé, phía dưới có Rạch Cát, Phú Định thuận lợi vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên Chợ Lớn. Các thương lái, đa phần là người Hoa tập kết hàng hóa, rồi đem bỏ mối cho các tiểu thương trong thành phố. Cảnh mua bán ” trên bến dưới thuyền” nhộn nhịp muôn màu muôn sắc.

Với cái tính ” ăn chắc mặc bền”, nhiều dãy nhà phố nằm ngay mặt tiền mọc lên, có diện tích bề ngang hẹp. Phía dưới là cơ sở kinh doanh hoặc làm chành, cửa hiệu. Phía trên dùng để ở, và hầu như các dãy nhà này đều do người Hoa làm chủ. Những dãy nhà mang đậm nét kiến trúc của người Hoa tại Việt Nam, với những cây cột được xây dựng bằng gạch, có lan can sắt, cửa lớn và cửa sổ có diện tích rộng, làm bằng gỗ, gờ chỉ làm bằng thạch cao, mang hơi thở kiến trúc Tây Phương. Sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông Tây kết hợp làm nên vẻ đẹp độc đáo của bến Bình Đông.

Ngày nay, dưới tốc độ phát triển đô thị hóa và nhu cầu nhà ở của người dân mỗi lúc một nhiều, những dãy nhà được giải tỏa để xây dựng chung cư kiểu mới, cao tầng và có trang thiết bị hiện đại. Hiện chỉ còn một dãy phố đoạn từ chợ Bình Đông đến chùa Lâm Quang, gần như còn nguyên vẹn dù bạc thếch màu theo thời gian. Dần dà lại trở thành địa điểm cuốn hút của những tay thợ săn ảnh chuyên nghiệp. Dù bình minh hay hoàng hôn, dãy phố vẫn trầm mình dưới nét đẹp cổ kính giữa đô thành Sài Gòn náo nhiệt.

Góp phần làm nên giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử của một vùng Chợ Lớn nói chung và Sài Gòn nói riêng, nhưng hiện giờ bến Bình Đông đang dần nhường chỗ cho những công trình nhà ở đô thị. Tuy nhiên, với những ai gắn bó chốn này hàng chục năm, họ vẫn ao ước có thể bảo tồn một phần nào giá trị hiện hữu của lịch sử, hướng đến hòa nhập để phát triển chứ không hoà tan. Có nhiều ý kiến bày tỏ muốn hiện đại hóa nhưng vẫn phải biết cân nhắc và giữ gìn cái đẹp cổ kính của mảnh đất này.

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Ký ức về Bến Bình Đông xưa appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/ben-binh-dong-xua.html/feed 0
Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam https://yeusaigon.vn/nhung-cuoc-di-dan-tu-luc-dia-trung-hoa-sang-viet-nam.html https://yeusaigon.vn/nhung-cuoc-di-dan-tu-luc-dia-trung-hoa-sang-viet-nam.html#respond Thu, 19 Jan 2023 03:38:27 +0000 https://maymac.net/?p=64160 Yêu Sài Gòn – Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây lưu tán vào các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Bắc mỗi khi nội địa Hoa …

The post Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây lưu tán vào các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Bắc mỗi khi nội địa Hoa lục có biến động về chính trị hay quân sự.

Vùng biên giới thường do các băng đảng người Hoa, tàn dư của đảng Thái Bình Thiên Quốc, nắm giữ. Sự qua lại vùng biên giới chịu sự kiểm soát của những băng đảng này nên chỉ dân buôn lậu, những tay giang hồ tứ chiếng muốn đầu quân vào các băng cướp mới đến đây lập nghiệp.

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Phần lớn di dân người Hoa đi thuyền từ Quảng Đông, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam vào các khu vực hầm mỏ tỉnh Quảng Ninh, Móng Cái lập nghiệp. Họ sống tập trung quanh đảo Cát Bà, cảng Hải Phòng và khu trung tâm thương mại của Hà Nội. Mãi cho tới năm 1874, Hải Phòng trở thành một cảng thương mại lớn do người Hoa chủ động phát triển.

Sinh hoạt chính của người Hoa miền Bắc là canh tác nông nghiệp, khai thác hầm mỏ, tiểu thủ công nghiệp, bốc thuốc Bắc và buôn bán. Họ còn đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa hai chiều từ đồng bằng sông Hồng lên miền Thượng du và xuất nhập khẩu.

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Nhưng miền đất hấp dẫn di dân Trung Hoa đến lập nghiệp vẫn là miền Nam. Họ đến miền Nam vì tiếng đồn thành công của những nhóm di dân gốc Hoa đã có mặt từ trước. Thành phần di dân mới này đa số là người Hoa quê quán ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nàm và Hẹ (còn gọi là Hạ Phương, Thượng Phương hay Hạ Châu)…

Năm 1841, một Đại Bang gồm bảy bang (Quảng Châu, Phúc Châu, Phúc kiến,Triều Châu, Quế Châu, Lôi Châu và Hải Nàm) của người Hoa trước kia được thành lập tại Sài Gòn lấy tên Hoa Phủ Công Sứ. Đại Bang này chỉ toàn người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hải Nàm, không có người Minh Hương. Đại bang này có nhiệm vụ ấn định giá gạo và giải quyết những tranh chấp nội bộ giữa người Hoa di cư với nhau. Người Hoa di cư sau này cũng phải gia nhập vào một trong bảy bang này để được cấp thẻ cư trú.

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Người Minh Hương không còn được đồng hương chấp nhận là người Hoa. Những người Hoa từng theo Mạc Thiên Tứ trước kia, vì điều kiện an ninh và kinh tế dời dần về miền Đông và Sài Gòn-Chợ Lớn sinh sống, cũng phải gia nhập vào một trong bảy bang của Hoa Phủ Công Sứ. Về vấn đề người Minh Hương thì có một chính sách của triều đình và chính quyền Pháp, đó là Minh Hương được xem là công dân An Nam 100%, được các quyền như dân bản xứ. Còn Hoa Kiều là người nhập cư, có luật lệ quản lý Hoa Kiều. Và Hoa Kiều theo hiệp ước của Pháp với Trung Hoa thì những người đó là dân của Trung Hoa, hưởng quyền như dân Trung Hoa. Hơn nữa, người Minh Hương là người lai Việt Hoa, văn hoá tập tục có sự trộn lẫn, khác biệt với người Hoa.

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/nhung-cuoc-di-dan-tu-luc-dia-trung-hoa-sang-viet-nam.html/feed 0