Khám phá - Chia sẻ Archives - Yêu Sài Gòn Một trang web mới sử dụng WordPress Fri, 27 Jan 2023 14:34:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 Chùa Huê Nghiêm – Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn https://yeusaigon.vn/chua-hue-nghiem-ngoi-chua-co-xua-nhat-sai-gon.html https://yeusaigon.vn/chua-hue-nghiem-ngoi-chua-co-xua-nhat-sai-gon.html#respond Fri, 27 Jan 2023 14:34:39 +0000 https://maymac.net/?p=64091 Yêu Sài Gòn – Nhiều hạng mục tại chùa Huê Nghiêm đã thay đổi diện mạo sau gần 300 năm xây dựng. Toạ lạc trên đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức, Sài Gòn), chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) được xây dựng năm 1721. Tên chùa lấy từ tên bộ …

The post Chùa Huê Nghiêm – Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Nhiều hạng mục tại chùa Huê Nghiêm đã thay đổi diện mạo sau gần 300 năm xây dựng.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Toạ lạc trên đường Đặng Văn Bi (quận Thủ Đức, Sài Gòn), chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) được xây dựng năm 1721.

Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ xây cất trên vùng đất thấp, cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100 m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên (pháp danh Liễu Đạo) đã hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như vị trí hiện nay.

“Diện mạo ngày nay của chùa đã đổi thay nhưng dấu ấn lịch sử trên vùng đất xưa vẫn đậm nét”, sư thầy Thích Lệ Phú, Trụ trì chùa, cho biết.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Cũng theo trụ trì, kiến trúc và cảnh trí chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Trong đó, lần trùng kiến lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX do Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Mái ngói chùa được thiết kế theo lối cổ truyền với các đầu đao cong vút, bờ nóc mái trang trí hình hoa sen, bánh xe luân hồi cách điệu.

” alt=” ” width=”680″ height=”453″ data-src=”https://maymac.net/wp-content/uploads/2023/01/tapchidangnho-085538baoxaydung-image004-1004393.jpg” data-recalc-dims=”1″ />

Ban Tam bảo trong chùa được bài trí tôn nghiêm với nhiều tượng gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

“Dấu ấn cổ xưa trong chùa là bàn thờ bằng gỗ mít đặt tượng Chuẩn Đề, vị bồ tát trong trường phái Đại thừa”, Thượng toạ Thích Minh Đạo, Viện chủ của chùa, cho biết.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Trên chánh điện chùa đặt bàn thờ linh vị chư Tổ Thiệt Thụy – Tánh Tường (1681-1757), người đã có công xây dựng chùa từ những ngày đầu.

Theo lệ, cứ vào lễ húy kỵ Tổ khai sơn (ngày 6 tháng 10 âm lịch) và húy kỵ Tổ Huệ Lưu (ngày 12 tháng Giêng âm lịch) hàng năm, đông đảo tăng ni, phật tử lại về đây để thăm viếng, lễ chùa và cầu mong những điều tốt lành.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Một góc chùa bài trí những pho tượng tái hiện hình ảnh Đức Phật Thích Ca hành đạo bên gốc cây bồ đề với nhiều cám dỗ.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Khu vườn tháp của chùa tràn ngập các loại cây xanh cùng màu sắc rực rỡ của bia mộ.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Hoạt cảnh Thái tử Tất Đạt Đa cắt tóc xuất gia, biểu tượng của Từ bi, Trí tuệ và Dũng lực được tái hiện trong khuôn viên chùa.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Khu tháp thờ tự Bồ tát Quan Thế Âm. Mỗi ngày, nhiều phật tử, người dân qua đường thường ghé vào khu tháp để thắp nhang, cầu nguyện.

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn

Trong chùa còn có khu để tro cốt những người đã khuất với tên gọi “Nạp cốt đường”.

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Chùa Huê Nghiêm – Ngôi chùa cổ xưa nhất Sài Gòn appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/chua-hue-nghiem-ngoi-chua-co-xua-nhat-sai-gon.html/feed 0
Chợ Bến Thành xưa – một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn https://yeusaigon.vn/cho-ben-thanh.html https://yeusaigon.vn/cho-ben-thanh.html#respond Tue, 24 Jan 2023 09:05:14 +0000 https://maymac.net/?p=64104 Yêu Sài Gòn – Trong hơn 100 năm tồn tại, chợ Bến Thành là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng xảy ra trên mảnh đất Sài Gòn. Nằm tại trung tâm Quận 1, Sài Gòn, chợ Bến Thành là một khu chợ cổ nổi tiếng, được xem là một biểu tượng …

The post Chợ Bến Thành xưa – một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Trong hơn 100 năm tồn tại, chợ Bến Thành là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng xảy ra trên mảnh đất Sài Gòn.

chợ Bến Thành

Nằm tại trung tâm Quận 1, Sài Gòn, chợ Bến Thành là một khu chợ cổ nổi tiếng, được xem là một biểu tượng lịch sử của mảnh đất Sài Gòn.

chợ Bến Thành

Nguyên thủy, chợ đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái).

chợ Bến Thành

Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

chợ Bến Thành

Sau nhiều thập niên tồn tại, khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh tai họa, người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt, vì mái tôn nhẹ, nên chưa bị phá.

chợ Bến Thành

Đồng thời, người Pháp cũng lựa chọn một địa điểm để xây cất một khu chợ mới lớn hơn để phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển.

chợ Bến Thành

chợ Bến Thành

Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.

chợ Bến Thành

Khu vực xây chợ vốn là một cái ao sình được người Pháp cho lấp đi. Khuôn viên chợ quy hoạch bốn mặt bởi bốn con đường. Mặt tiền là Place Cuniac, Mặt Bắc là Rue d’Espagne, Đông là rue Víenot, và Tây là rue Schroeder, nay là Quảng trường Quách Thị Trang và các đường Lê Thánh Tôn, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

chợ Bến Thành

Ngôi chợ mới do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất.

chợ Bến Thành

Lễ ăn mừng chợ khánh thành được báo chí thời đó gọi là “Tân Vương Hội”, do được diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30/3/1914, với pháo bông, xe hoa và hơn 100.000 người tham dự, kể cả từ các tỉnh đổ về.

chợ Bến Thành

Kể từ khi khánh thành, chợ Bến Thành hoạt động liên tục hơn 100 năm. Vào năm 1985, chợ được cải tạo và sửa chữa lớn, nhưng kiến trúc cơ bản được giữ nguyên.

chợ Bến Thành

Nét kiến trúc đặc trưng của chợ tòa tháp với 4 chiếc đồng hồ ở 4 mặt phía trên cổng chính.

chợ Bến Thành

Ba mặt còn lại của chợ có 3 cổng với kiến trúc đơn giản hơn.

chợ Bến Thành

Một nét đặc sắc trong kiến trúc chợ Bến Thành là trên các cổng đều có những bức phù điêu gốm, mô tả các sản vật của miền Nam với hình con bò, con ngỗng, con cá đuối, nải chuối…

chợ Bến Thành

Các phù điêu gốm này do các nghệ nhân gốm Biên Hòa thực hiện vào năm1952.

chợ Bến Thành

Toàn cảnh nhà lồng của chợ Bến Thành.

chợ Bến Thành

Ngày nay, chợ có diện tích trên 13.000 m². Ngành hàng kinh doanh chủ yếu là quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi.

chợ Bến Thành

Không chỉ là một trung tâm thương mại, chợ Bến Thành còn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

chợ Bến Thành

Trong hơn 100 năm tồn tại, ngôi chợ này cũng là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của mảnh đất Sài Gòn, tiêu biểu là sự kiện nữ Phật tử Quách Thị Trang bị cảnh sát bắn chết ở khu vực trước cổng chính của chợ trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ Diệm – Nhu năm 1963.

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post Chợ Bến Thành xưa – một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/cho-ben-thanh.html/feed 0
#8 công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng https://yeusaigon.vn/cong-trinh-o-sai-gon-xua.html https://yeusaigon.vn/cong-trinh-o-sai-gon-xua.html#respond Tue, 24 Jan 2023 08:50:54 +0000 https://maymac.net/?p=64124 Yêu Sài Gòn – Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ được khởi công xây dựng năm 1912 đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất, ban đầu nằm bên bờ sông Bến …

The post #8 công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
Yêu Sài Gòn – Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau.

Chợ Bến Thành

Chợ được khởi công xây dựng năm 1912 đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất, ban đầu nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi Bến Thành và khu chợ có tên từ đó.

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành Xưa

Hiện tại, xung quanh chợ là hàng rào “lô cốt” dài hàng trăm mét của dự án Xây dựng tuyến đường sắt số 1 (tuyến Bến Thành – Suối Tiên).

Nhà hát Thành phố

Nhà hát Thành phố được khánh thành vào ngày 1/1/1900. Đây được coi là công trình tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, do kiến trúc sư Pháp Ferret thiết kế.

Nhà hát Thành phố

Nhà hát Thành phố

Hiện nay, Nhà hát Lớn là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như opera, múa ba lê, ca nhạc, kịch nói, cải lương… cho các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

Dinh Thượng Thơ

Dinh Thượng thơ được xây năm 1860, theo kiến trúc thuộc địa Pháp, gồm một dãy nhà chính giữa, nhìn ra đường Lý Tự Trọng (quận 1), nối với hai dãy nhà hai bên tạo thành hình chữ U. Bên trong có bốn cầu thang gỗ dẫn lên tầng, nằm gần cổng ra vào và hai góc của tòa nhà.

Dinh Thượng Thơ Xưa

Dinh Thượng Thơ

Tính từ lúc được nâng cấp lần cuối (năm 1890) đến nay đã gần 130 năm, song tòa nhà vẫn giữ được hai chiếc cổng sắt thiết kế tinh xảo và lối vào lát đá xanh. Nếu tính về lịch sử khi mới được xây dựng lần đầu thì công trình đã gần 160 tuổi.

Dinh Thượng thơ Nội vụ, trước 1975 là trụ sở Bộ Kinh Tế, hiện tại là trụ sở Sở Thông Tin và Truyền thông Sài Gòn. Hiện Dinh nằm trong cuộc tranh luận bảo tồn hoặc đập phá để xây công trình khác.

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà có tên đầy đủ là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Ngày 7/10/1877, Giám mục Isidore Colombert đã đặt những viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng nhà thờ và công trình được hoàn thành 3 năm sau.

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà

Hiện tại, nhà thờ trong quá trình trùng tu kéo dài 2 năm.

Bưu điện Thành phố

Tọa lạc tại Công trường Công xã Paris (quận 1), Bưu điện trung tâm Sài Gòn được người Pháp xây dựng trong khoảng 1886 – 1891. Công trình mang phong cách châu Âu kết hợp với nét Á Đông theo bản vẽ của kiến trúc sư Villedieu cùng với người trợ tá Foulhoux.

Bưu điện Thành phố xưa

Bưu điện Thành phố

Công trình đã trải qua nhiều lần thay đổi màu sơn, hiện mang màu vàng nhạt và là điểm tham quan nổi tiếng với du khách nước ngoài.

Trụ sở UBND

Công trình được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế dựa theo những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp.

Trụ sở UBND

Trụ sở UBND Xưa

Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên tiếng Pháp là Hôtel de ville hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tòa nhà được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn, địa điểm làm việc của các quan chức cấp cao và diễn ra các cuộc họp của chính quyền nội đô.

Từ sau 30/4/1975 đến nay, tòa nhà trở thành nơi làm việc của UBND TP Sài Gòn. Nằm ở trung tâm Sài Gòn và ngay đầu phố đi bộ Nguyễn Huệ, tòa nhà ghi dấu ấn trong nhiều bức ảnh của du khách.

Cầu Mống

Cây cầu kiên cố này nằm ở trung tâm thành phố, vắt ngang qua kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, nối liền quận 1 và quận 4. Được xây vào những năm cuối của thế kỷ 19, cầu Mống hiện là một trong những chiếc cầu lâu đời nhất ở Sài Gòn.

Cầu Mống

Cầu Mống xưa

Khách sạn Continental

Công trình được Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng người Pháp, xây dựng vào năm 1878, hoàn thành vào năm 1880.

Khách sạn Continental

Khách sạn Continental xưa

Khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, cao 4 tầng gồm 86 phòng. Gần 140 năm tuổi, khách sạn vẫn giữ được vẻ sang trọng với kiến trúc tường gạch, trần nhà cao và phòng khách rộng rãi.

Tổng hợp: Yêu Sài Gòn

The post #8 công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng appeared first on Yêu Sài Gòn.

]]>
https://yeusaigon.vn/cong-trinh-o-sai-gon-xua.html/feed 0